Nốt ruồi là một trong những dấu hiệu nhận dạng đặc trưng cơ bản, khác biệt của mỗi người. Đối với nhiều người thường cho rằng nốt ruồi ảnh hưởng tới vận khí, thẩm mỹ và họ tìm cách tẩy nốt ruồi. Bài viết dưới đây Mayo Clinic sẽ giới thiệu đến bạn những cách tẩy nốt ruồi tại nhà hiệu quả và những lưu ý để tránh nguy hiểm cho bản thân khi xóa nốt ruồi.
Mục lục bài viết
- 1 Hiểu qua về nốt ruồi là gì?
- 2 Có nên tẩy nốt ruồi không?
- 3 Chuẩn đoán nốt ruồi thông thường và nốt ruồi bệnh lý
- 4 Nốt ruồi nào có thể trở thành tế bào ung thư?
- 5 Những cách tẩy nốt ruồi hiện nay
- 6 Một số biện pháp thay thế việc xoá nốt ruồi
- 7 Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
- 8 Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy nốt ruồi
Hiểu qua về nốt ruồi là gì?
Nốt ruồi là những vết có đốm màu nâu, đen hoặc đỏ thường nổi trên bề mặt da. Nốt ruồi thường xuất hiện khi mới chào đời hoặc trong quá trình trưởng thành. Nốt ruồi do tế bào biểu bì và hắc tố tạo thành, thường có xu hướng sậm màu nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời hoặc do ảnh hưởng của nội tiết tố trong quá trình thai kỳ.
Nốt ruồi có thể phẳng, trơn láng, thô ráp tùy thuộc vào cấu tạo tế bào biểu bì. Một số nốt ruồi còn có lông. Mỗi người đều có từ 10 – 40 nốt ruồi trên cơ thể.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi. Tuỳ từng cơ địa mỗi người mà nốt ruồi xuất hiện nhiều hay ít.
Có nên tẩy nốt ruồi không?
Thông thường, những nốt ruồi trên cơ thể thường lành tính và ít thay đổi theo thời gian. Một số trường hợp có nốt ruồi ác tính, cần phẫu thuật tiểu phẫu để tránh di căn, biến chứng.
Với các nốt ruồi lành tính, không cần điều trị. Dù không tác động đến sức khỏe nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay những nốt ruồi to gây cọ sát với quần áo sẽ khó chịu thì bạn có thể chọn cách xoá nốt ruồi đi.
Xem thêm: Bật Mí TOP 6 cách “Tẩy Nốt Ruồi Bằng Tỏi” đơn giản ngay tại nhà
Chuẩn đoán nốt ruồi thông thường và nốt ruồi bệnh lý
Bác sĩ da liễu có thể chuẩn đoán nốt ruồi bằng cách nhìn vào da hoặc thực hiện bằng máy soi da.
Nếu nghi ngờ nốt ruồi ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu tế bào, gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành nhìn mẫu mô dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu tìm thấy tế bào ung thư (kết quả ác tính), cần phẫu thuật hoặc tiểu phẫu nốt ruồi để tránh biến chứng, di căn.
Khi thấy nốt ruồi bỗng dưng tăng kích thước, có sự thay đổi màu sắc thì bạn cần đi khám bác sĩ da liễu để kiểm tra. Nếu bạn có tiền sử ung thư da, bác sĩ da liễu sẽ khuyên bạn kiểm tra thường xuyên hơn.
Xem thêm: [Giải Mã] Nốt ruồi ở tai: 6 vị trí và những ý nghĩa đặc biệt là gì?
Nốt ruồi nào có thể trở thành tế bào ung thư?
Việc tác động của tia UV trong ánh sáng mặt trời, các hắc tố trong nốt ruồi có thể tiến triển thành tế bào ung thư. Do đó, bạn cần phải chú ý đến các nốt ruồi ở những vùng cơ thể có thể phơi nắng như: mặt, cổ, da đầu, lưng.
Ngoài ra, những nốt ruồi chủ yếu chịu sự va chạm thường xuyên như: da đầu, nốt ruồi ở nơi có dây áo ngực của phụ nữ, nốt ruồi ở thắt lưng quần,… Thường xuyên chịu sự va chạm, dễ bị trầy xước, kích thích sự tăng sinh tế bào và lâu ngày dẫn đến sự hình thành ung thư.
Chính vì vậy, đối với những nốt ruồi ở vùng này bạn cần phải kiểm tra thường xuyên, nếu có các dấu hiệu lạ như: nốt ruồi to ra nhanh, chảy dịch, màu sắc không đều, bề mặt xù xì không trơn láng, hoặc nốt ruồi đang có lông bị rụng hết lông… cần đi gặp bác sĩ để loại trừ hoặc phát hiện sớm bệnh ung thư da. Lưu ý, người bệnh ung thư khả năng sống khi được phát hiện sớm và điều trị sớm.
Xem thêm: [Giải Mã] Nốt ruồi trên đầu ở nam và nữ mang những ý nghĩa gì?
Những cách tẩy nốt ruồi hiện nay
Bạn có thể tự thực hiện tẩy nốt ruồi tại các cơ sở y tế hoặc tẩy nốt ruồi tại nhà.
+ Tẩy nốt ruồi tại các cơ sở y tế
Tại các cơ sở y tế uy tín, thường được thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn với các phương pháp như sau:
- Bắn tia laser: Đây là phương pháp hiện đại, an toàn, ít để lại sẹo và đang được sử dụng rộng rãi. Bác sĩ sẽ dùng máy laser chiếu vào nốt ruồi cần đốt. Tia laser sẽ loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp thượng bì bằng cơ chế làm “bốc hơi” mô nốt ruồi. Phương pháp này còn giúp tiêu diệt sắc tố nằm sâu dưới da.
- Đốt điện: Sử dụng dòng điện phá hủy mô nốt ruồi nhưng cũng dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Hiện nay với công nghệ mới đốt điện bằng sóng RF hoặc bằng tia Plasma, có ưu điểm ít gây đau, giúp mau lành thương và ít để lại sẹo xấu.
- Tiểu phẫu: Cách này thường dùng với nốt ruồi lớn, gồ ghề, sần sùi trên bề mặt da hoặc ăn sâu dưới da. Bác sĩ sẽ kiểm tra nốt ruồi có ác tính không. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước nốt ruồi và tình trạng lành hay ác tính mà bác sĩ sử dụng dao tiểu phẫu với thao tác vết rạch nông hoặc sâu. Sau đó, bác sĩ khéo léo khâu vết rạch không để lại sẹo xấu.
Đối với những trường hợp nốt ruồi nghi bị ung thư, bắt buộc cần phải làm tiểu phẫu để lấy trọn vẹn phần mô da có chứa nốt ruồi, đưa mẫu mô về phòng xét nghiệm để các bác sĩ giải phẫu bệnh tìm tế bào ung thư.
Xem thêm: Bật Mí TOP 6 cách “Tẩy Nốt Ruồi Bằng Tỏi” đơn giản ngay tại nhà
+ Cách tẩy nốt ruồi tại nhà không để lại sẹo chỉ trong 1 ngày
Bạn có thể thực hiện một trong những cách tẩy nốt ruồi đơn giản tại nhà như sau:
=> Cách tẩy nốt ruồi tại nhà không để lại sẹo: đắp tỏi tươi lên nốt ruồi
Cách này vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện như sau: bạn đắp tỏi tươi lên nốt ruồi và vỗ nhẹ liên tục để dưỡng chất của tỏi giúp phá hủy gốc mụn ruồi từ sâu bên trong.
=> Sử dụng muối i-ốt
Bạn có thể thoa muối i-ốt lên trên để phá nốt ruồi và diệt trừ các tế bào từ bên trong.
=> Các cách tẩy nốt ruồi tại nhà khác
Ngoài các phương pháp trên, một số các phương pháp tại nhà khác được chứng minh là có hiệu quả giúp đẩy dần phần nhân mụn ra khỏi da, đồng thời đây cũng là những cách làm mờ nốt ruồi tại nhà nhanh chóng:
- Đắp vỏ chuối tươi lên trực tiếp nốt ruồi.
- Sử dụng tinh dầu tràm trà để loại bỏ trực tiếp nốt ruồi trên da.
- Thoa tinh dầu tràm trà để loại bỏ dần nốt ruồi trên da
- Thoa tinh dầu hương trầm lên những nốt ruồi cần làm mờ
- Trộn hỗn hợp bột nở cùng tinh dầu thầu dầu và thoa lên nốt ruồi.
- Lô hội hoặc gel lô hội cũng có thể giúp bạn tẩy đi nốt ruồi một cách tự nhiên
=> Cách tẩy nốt ruồi tại nhà bằng các loại kem và thuốc tẩy
Bên cạnh các phương pháp từ thiên nhiên, bạn có thể tìm đến các loại kem hoặc thuốc tẩy nốt ruồi tại nhà có bán sẵn tại các hiệu thuốc. Để sử dụng loại kem thoa này, bạn cần cạo bớt lớp da mỏng bên ngoài nốt ruồi, sau đó chà xát kem lên trên. Thông thường, những sản phẩm này cam kết rằng đây là cách tẩy nốt ruồi trong 1 ngày sau khi thoa, nốt ruồi sẽ nhanh kết vảy. Khi lớp vảy bong ra, bạn có thể nhận thấy nốt ruồi cũng biến mất.
Ngoài ra, khi sử dụng tẩy nốt ruồi tại nhà, bạn cần sử dụng theo hướng dẫn, chỉ định của nhà sản xuất hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ/ người có chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: [Giải Mã] Nốt ruồi trên đầu ở nam và nữ mang những ý nghĩa gì?
Một số biện pháp thay thế việc xoá nốt ruồi
Xoá nốt ruồi cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao, máy móc hiện đại, nếu không sẽ dễ để lại sẹo. Do đó, nhiều người không tẩy mà dùng kem che khuyết điểm. Tuy nhiên, trang điểm che nốt ruồi thường được áp dụng cho nốt ruồi nhỏ, ít nổi trên bề mặt da.
Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Cho dù tẩy nốt ruồi bằng bất kỳ phương pháp nào thì việc chăm sóc nốt ruồi sau khi tẩy rất quan trọng. Vùng da sau khi tẩy nốt ruồi thường nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Nếu không cẩn thận nốt ruồi có thể loang lỗ, nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là vị trí ở mặt.
Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn giữ ẩm bằng các loại băng hydrocolloid giúp sẹo bớt lõm. Khi dịch tiết từ vết thương thấm ướt băng, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch polyhexanide để rửa vết thương, rồi thay băng khác. Không nên dùng dung dịch oxy già hoặc chứa i-ốt vì chúng khiến vết thương lâu lành hơn. Khi vết thương lành, bạn bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ Da liễu.
Để vết thương có thể phục hồi tốt nhất, bạn cần bảo vệ kỹ vết thương, tránh gãi, chà xát, nhất là trong giai đoạn lên da non gây ngứa, khó chịu. Khi ra ngoài, nên che chắn cẩn thận, tránh để lớp da non tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến sạm. Ngoài ra, bạn không nên dùng mỹ phẩm cho đến khi vết thương lành hẳn.
Ngoài ra, bạn nên kiêng thịt gà, rau muống, hải sản,…. Để tránh làm sẹo lồi lên.
Xem thêm: [Giải Đáp] Nốt ruồi trên trán mang ý nghĩa gì? Tẩy đi có bị sao không?
Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy nốt ruồi
Vẫn còn rất nhiều những thắc mắc xung quanh việc tẩy nốt ruồi.
+ Tẩy nốt ruồi có an toàn không?
Tẩy nốt ruồi có an toàn hay không đều tùy thuộc vào bạn tẩy nốt ruồi tại nhà hay cơ sở y tế. Nếu xóa nốt ruồi tại bệnh viện có bác sĩ Da liễu giỏi, công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo an toàn. Nếu tự ý tẩy nốt ruồi tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc tại các cơ sở thẩm mỹ không có chuyên môn, dễ gặp phải biến chứng viêm loét, sưng tấy, mưng mủ, sẹo lõm… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
+ Sau khi tẩy nốt ruồi có mọc lại không?
Nốt ruồi hoàn toàn có thể mọc lại nếu bạn tẩy tại nơi không uy tín, cơ sở thẩm mỹ “chui”. Ngoài ra, khi tẩy tại nhà, nguy cơ nốt ruồi cũng xuất hiện trở lại rất cao. Trong khi đó, nếu xóa tại bệnh viện với bác sĩ Da liễu có tay nghề cao, chuyên môn giỏi và máy móc hiện đại, nốt ruồi hiếm khi quay trở lại.
+ Tẩy nốt ruồi có để lại sẹo không?
Tẩy nốt ruồi có để lại sẹo hay không đều tùy thuộc vào bạn tẩy nốt ruồi tại nhà hay cơ sở y tế và cách chăm sóc. Bạn nên xóa nốt ruồi tại bệnh viện có bác sĩ Da liễu giỏi và chăm sóc vết thương đúng cách để không bị sẹo xấu.
+ Tẩy nốt ruồi để lại sẹo phải làm sao?
Nếu tự tẩy nốt ruồi tại nhà hoặc tẩy tại bệnh viện nhưng do chăm sóc vết thương không tốt dẫn đến sẹo xấu, bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu để được tư vấn cách chữa trị sẹo. Tuyệt đối không được tự ý dùng dao hay vật sắt nhọn tác động vào sẹo hoặc các loại thuốc dân gian, mỹ phẩm trên thị trường bôi vào.
+ Có nên tự tẩy nốt ruồi tại nhà không?
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các phương pháp điều trị tẩy nốt ruồi tại nhà có hiệu quả, đồng thời chúng lại gây nguy hiểm. Hơn nữa, một số nốt ruồi có kích thước lớn, chân ăn sâu vào bên trong lớp biểu bì. Các phương pháp tẩy tại nhà không làm nốt ruồi bong tróc chân hoàn toàn nên dễ mọc lại. Nếu dùng vật sắc nhọn (dao, kéo, kim…) đâm vào nốt ruồi, có nguy cơ tổn thương đến các dây thần kinh, dẫn đến nguy kịch tính mạng.
Ngoài ra, khi tự tẩy nốt ruồi là bạn không thể biết liệu nốt ruồi có phải ung thư hay không. Một nốt ruồi có thể là u ác tính. Nếu vô tình xóa nốt ruồi ác tính tại nhà, nó có thể biến chứng khắp cơ thể và đe dọa tính mạng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tẩy nốt ruồi và những điều bạn cần biết. Trước khi áp dụng bất kì phương pháp tẩy nốt ruồi nào bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ da liễu để tránh các rủi ro ngoài ý muốn nhé. Nếu có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ trự tiếp với viện thẩm mỹ Mayo clinic để tránh Mayo Clinic lừa đảo, giả mạo hoặc bạn có thể tới Mayo Clinic để được chuyên ra tư vấn thêm.