Bột sắn dây mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ con người. Loại thức uống này từ lâu đã được mọi người truyền tai nhau sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết nên uống bột sắn dây vào lúc nào thì tốt và có lợi cho cơ thể. Bài viết dưới đây, Mayo Clinic sẽ bật mí những điều này.
Mục lục bài viết
Thành phần dinh dưỡng có trong bột sắn dây
Trong bột sắn dây có chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và tốt cho làn da. Cứ trong 100 gram bột sắn dây có chứa 14g nước, 0,7g protid, 8,73g gluxit, 0,8g xenluloza,…
Ngoài ra còn có rất nhiều các khoáng chất cùng các loại vitamin được tìm thấy trong bột sắn dây như: canxi (18g), Sắt (1,5mg), vitamin A và vitamin C,…
Đặc biệt, trong bột sắn dây rất giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng thô như: Đạm thô (2.48%), chất béo thô (1.4%), chất xơ thô (1.37%). Đây là những chất giúp ích rất nhiều trong việc đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm thông tin khác về Phốt mayo clinic lừa đảo: Phốt Mayo Clinic lừa đảo? Sự thật hay tin đồn thất thiệt dựng lên?
Công dụng của bột sắn dây
Bột sắn dây rất có tác dụng hữu ích trong việc giảm cholesterol trong cơ thể, hạn chế được việc hình thành các khối mỡ trong máu, đông máu và chống lại chứng đau tim hiệu quả.
Trong bột sắn có tính mát đặc trưng, được sử dụng để làm thanh nhiệt cơ thể, hạ sốt và làm giảm các triệu chứng như: đau đầu, đau nửa đầu.
Đặc biệt, bên trong sắn dây có các thành phần protein, lipid, glucid, axit amin, chất xơ… giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa triệu chứng lão hóa. Đặc biệt, hàm lượng tinh bột có trong bột sắn dây có thể điều hòa lượng đường trong máu và giúp cơ thể tiêu thụ những tế bào, chất béo hằng ngày. Giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp bạn ăn ngon miệng, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Xem thêm: 100g Đậu phộng bao nhiêu calo? Ăn đậu phộng có tăng cân không
Những người không nên uống sắn dây
Không phải ai cũng có thể sử dụng được bột sắn dây. Nếu sử dụng quá nhiều bột sắn dây sẽ dễ gây “lạnh bụng”, uống sống sẽ làm không hấp thu được hết nên khiến quặn bụng đau từng cơn, tiêu lỏng liên tục, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Vì vậy, đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: hệ thống đường ruột chưa phát triển hoàn toàn, thì không khuyến khích cho trẻ uống sắn dây. Một số mẹo dân gian hướng dẫn cho trẻ thường bị nhiệt miệng ăn bột sắn dây thay cháo, sữa để giảm nhiệt là hoàn toàn sai lầm.
- Người bị tiểu đường: Sắn dây chứa hàm lượng carbohydrate cao, do đó, người mắc tiểu đường nên hạn chế sử dụng hoặc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về lượng sắn dây có thể ăn.
- Người bị bệnh thận: Sắn dây chứa oxalate, một hợp chất có thể gây tạo thành sỏi thận hoặc gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thận. Do đó, người có vấn đề về thận nên hạn chế sử dụng sắn dây.
- Người bị dị ứng: Có một số người có khả năng dị ứng với sắn dây hoặc các thành phần trong sắn dây. Nếu bạn có biểu hiện dị ứng như ngứa, phát ban, hoặc đau bụng sau khi tiếp xúc với sắn dây, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Dù sắn dây không được coi là nguy hiểm trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, nhưng vẫn cần hạn chế sử dụng trong lượng hợp lý. Đảm bảo tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin cụ thể và hướng dẫn.
Xem thêm: Uống coca có béo không? Cách uống Coca-Cola giúp giảm cân?
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào để tốt nhất và có lợi cho cơ thể? Theo như các chuyên gia, bột sắn dây tuy có tác dụng tốt với sức khoẻ, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn.
Bạn tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vào buổi sáng lúc bụng đang đói, do lúc này lượng hormone tăng trưởng trong máu rất thấp, nếu uống vào thời điểm này sẽ rất có hại cho sức khoẻ.
Nên sử dụng loại bột này khi đã nạp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Thời điểm thích hợp để uống loại bột này là sau ăn trưa hoặc ăn tối 1 tiếng. Như vậy sẽ phát huy được tính hiệu quả vốn có của bột sắn.
Ngoài ra, bạn không nên ướp hoa bưởi vào bột sắn dây sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Chuyên gia khuyên bạn chỉ nên uống 1 ly bột sắn dây trong ngày. Vì bột sắn dây có tính hàn mạnh do vậy bạn cũng không nên uống vào ban đêm.
Để tốt nhất cho hệ tiêu hóa thì bạn nên nấu chín bột sắn dây và uống nóng. Khi nóng bột sắn dây sẽ chuyển sang dạng sệt và trong suốt như hồ keo. Để uống bột sắn dây mà không gây tăng cân thì nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn và sẽ giúp làm cho bạn cảm thấy bớt thèm ăn và no lâu.
Xem thêm: Ăn nhãn có béo không? Nhãn bao nhiêu calo? Cách ăn nhãn giảm béo
Những lưu ý khi uống bột sắn dây
Đối với những người đang sử dụng bột sắn dây thì cần lưu ý những điều sau đây:
- Nếu bạn có những triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, lạnh bụng, sắc mặt tái vàng,… Thì không nên uống bột sắn dây để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
- Bạn có thể sử dụng loại bột này thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ nên uống 1 ly/ngày và cần nấu chín trước khi uống.
- Đối với trẻ em, tuyệt đối cần phải nấu chín trước khi sử dụng. Bột sắn dây cung cấp ít năng lượng, do đó không được sử dụng bột sắn dây thay bữa ăn chính cho bé.
- Đối với phụ nữ mang thai, bột sắn dây mang lại rất nhiều giá trị về sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng: người bị lạnh, cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp, dạ con co bóp nhiều thì không được sử dụng. Điều này sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Một số thắc mắc liên quan đến bột sắn dây
Ngoài những thắc mắc về việc nên uống bột sắn dây vào lúc nào? Có rất nhiều người còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến bột sắn dây. Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé!
Xem thêm: 9 Cách làm căng da mặt tại nhà hiệu quả từ nguyên liệu tự nhiên
Uống sắn dây khi ngủ có tốt không?
Do đây là loại thực phẩm có khá nhiều công dụng nên nhiều người thường thắc mắc rằng uống sắn dây có tốt không? Việc uống sắn dây vào ban đêm lúc trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục. Điều này về lâu dài là không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn dễ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Do đó, bạn chỉ nên uống bột sắn dây sau khi ăn khoảng 30 phút.
Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?
Uống bột sắn dây hàng ngày có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, hiệu quả. Tuy nhiên sắn dây cũng có tính hàn, có công dụng giải nhiệt rất tốt nhưng cũng không nên quá lạm dụng sắn dây mà pha uống nhiều lần mỗi ngày với mong muốn giải quyết triệt để cảm giác nóng bức khó chịu trong người. Bởi lẽ, chính tính hàn của sắn dây khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt đối với những người có vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, bệnh dạ dày hoặc dạ dày viêm loét.
Mỗi ngày bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly nước sắn dây, đồng thời không nên sử dụng nước sắn dây trong vòng nhiều ngày. Nên có những khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi, sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ mỗi bữa ăn thường ngày.
Thời điểm vàng để uống bột sắn dây giúp giảm cân?
Uống sắn dây vào buổi sáng có thể giúp hỗ trợ quá trình giảm cân, nhưng kết quả phụ thuộc vào tổng lượng calo và cấu trúc chế độ ăn uống của bạn trong suốt cả ngày, chứ không chỉ dựa vào việc uống sắn dây vào buổi sáng.
Vào buổi trưa, thời tiết thường khá nóng và oi bức, bột sắn có tính hàn giúp làm mát và hạ nhiệt nên uống vào buổi trưa là rất phù hợp.
Bạn cũng có thể uống vào buổi chiều trong bữa phụ như một thức uống giải khát, tuy nhiên để đạt hiệu quả giảm cân cao, bạn nên uống 1 ly bột sắn dây trước bữa ăn trưa hoặc ăn chiều.
Hơn nữa để tối ưu hóa quá trình giảm cân bạn nên uống vào lúc:
- Uống sắn dây trước bữa ăn: Một số người thường uống sắn dây trước bữa ăn để tạo cảm giác no và giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát lượng calo và hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Uống sắn dây vào giữa các bữa ăn: Sắn dây có thể được sử dụng như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để làm giảm cảm giác đói và giữ cơ thể cung cấp chất xơ.
- Sử dụng sắn dây trong các món ăn khác: Bạn có thể sử dụng bột sắn dây để thay thế một phần bột mì trong nấu ăn, làm bánh, hoặc thêm vào các loại thức uống. Điều này giúp tăng cường lượng chất xơ và giảm lượng calo tiêu thụ.
Viện thẩm mỹ Mayo Clinic đã trả lời cho bạn câu hỏi “nên uống bột sắn dây vào lúc nào?”. Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung một cốc bột sắn dây hoặc sáng tạo những món từ bột sắn dây để có thể thay đổi khẩu vị và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.