7 Cách massage cho bà bầu hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé

Việc mang thai nhiều khi khiến cho cơ thể của người mẹ mệt mỏi, áp lực. Việc massage sẽ giúp các bà bầu cảm thấy tuyệt vời hơn khi trọng lượng tăng thêm và việc thay đổi tư thế gây ra những cơn đau nhức mỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết massage cho bà bầu đúng kỹ thuật và có những lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé. 

Tác dụng khi massage cho bà bầu

Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường khá khó chịu, do họ phải chịu đựng những áp lực về tinh thần và về thể chất do ảnh hưởng của thai nhi. 

Vì sao nên massage cho bà bầu?

Khi mang thai họ thường chịu sự mệt mỏi và khó chịu nên cần được massage
Khi mang thai họ thường chịu sự mệt mỏi và khó chịu nên cần được massage

Ở giai đoạn đầu thai nhi, phụ nữ có thai thường bị ốm nghén dẫn đến mệt mỏi, chán ăn và sức khoẻ giảm sút. Tuỳ từng thể trạng và thời gian ốm nghén khác nhau, họ thường chịu sự mệt mỏi và khó chịu.

Đến giai đoạn sau, sau khi thai nhi đã ổn định hơn, mẹ bầu không còn bị ốm nghén nữa nhưng thai nhi dần dần lớn lên mang theo cảm giác nặng nề cũng dần dần lớn theo.

Những tháng cuối thai kỳ, cùng với sự lớn dần của thai nhi. Mẹ bầu cũng có những triệu chứng kèm theo của cơ thể như đau người, đau lưng, đau eo do tư thế ngủ không được thoải mái, đau cổ,…

Với những khó khăn về sức khoẻ trên, việc massage cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết. Việc massage sẽ khiến các chị em cảm thấy thoải mái hơn, vơi bớt phần nào những mệt mỏi. Việc massage sẽ tốt cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng ăn mận có được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Lợi ích khi massage cho bà bầu

Việc massage sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông, giảm các căng thẳng, đặc biệt là giảm tình trạng căng cơ trong những tháng cuối, giảm tình trạng chuột rút và căng cơ một cách hiệu quả.

Theo như nghiên cứu, việc massage cho bà bầu thường xuyên và đúng cách là việc chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở của chị em, giúp chị em sinh nở dễ dàng hơn và giúp giảm đau sau sinh.

Việc massage cho bà bầu có tác dụng rất tích cực tới em bé. Giúp cho bé giảm căng thẳng đến từ những tác động bên trong cơ thể mẹ và có lợi cho sự phát triển thai nhi của bé.

Chính vì vậy, massage cho mẹ bầu là điều hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, cần phải massage đúng cách và đúng hướng dẫn để tránh tình trạng phản tác dụng và có được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Rạn bụng sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà hiệu quả

Cách massage bụng bầu đúng cách

Massage đem lại hiệu quả lớn và rất tốt cho mẹ và bé. Tuy có tác dụng to lớn nhưng lại khá nguy hiểm nếu người massage không chú ý lực tay vừa phải và không đọc kỹ những lưu ý khi massage bụng.

Massage bụng bầu sau 4-5 tháng

Massage đúng cách và an toàn cho thai nhi từ 4-5 tháng tuổi
Massage đúng cách và an toàn cho thai nhi từ 4-5 tháng tuổi

Massage bụng đúng cách và an toàn cho thai nhi từ 4-5 tháng tuổi. Nếu mẹ bầu đang ở giai đoạn mới mang bầu 3 tháng đầu thì chờ đợi đến khi con đủ tháng tuổi hẵng áp dụng cho con nhé!

Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ bầu nằm ngửa trong trạng thái thả lỏng phần bụng, dùng tay vỗ nhẹ di chuyển từ trên xuống dưới bụng, sau đó di chuyển từ trái qua phải.
  • Dùng ngón tay ấn nhẹ tiếp theo các chuyển động từ trên xuống và từ trái qua.
  • Thực hiện lại các thao tác này từ 5-6 lần trong khoảng 10-15 phút mỗi lần và không nên làm quá thường xuyên. Lắng nghe cơ thể và nếu cảm thấy bất kỳ khó chịu hay đau đớn nào, hãy ngừng ngay lập tức.

Cách này sẽ giúp cho thai nhi trong vài tuần có những hành động như nhúc nhích cơ thể, bắt đầu cử động chân tay. Một mẹo nhỏ để mẹ bầu kết nối với thai nhi đó là những lúc em bé trong bụng cử động hãy sờ nhẹ vào vị trí bé đang động đậy để bé cảm nhận được mẹ của mình.

Ngoài ra, cần phải thực hiện nhẹ nhàng, massage bụng theo đúng những chỉ dẫn nêu trên. Nếu cảm nhận được rằng em bé trong bụng đang phản kháng bằng những cử động như dãy dụa, duỗi chân nhiều lần phản đối thì ngừng ngay.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn mì tôm được không? Có ảnh hưởng đến bé không?

Massage bụng bầu từ 6-7 tháng

Trong thời điểm này, cần thực hiện các động tác massage thật nhẹ nhàng, trong quá trình thực hiện cần chú ý đến cử động của thai nhi. Nên thực hiện massage cho mẹ bầu theo phương pháp dưới đây:

  • Mẹ bầu nằm ngửa, đầu gối vừa phải, không gối quá cao, giữ cơ thể trong trạng thái thả lỏng, thở đều nhẹ nhàng.
  • Bật một bản nhạc du dương nhẹ nhàng dành cho mẹ và bé.
  • Mẹ bầu hãy dùng bàn tay của mình để nhẹ nhàng vuốt nhẹ từ trên xuống dưới bụng, và di chuyển từ trái qua phải. Trong quá trình vuốt ve bụng bạn hãy tưởng tượng mình đang được chạm đứa con của mình, trong sự vui sướng và hạnh phúc. Đồng kết hợp trò chuyện với con bằng những lời yêu thương ngọt ngào như “Bé con của mẹ, ba mẹ yêu thương con rất nhiều”.

Đối với cách massage này, mẹ bầu chỉ nên thực hiện 2-3 phút mỗi ngày, mỗi ngày chỉ nên thực hiện 2 lần. Chỉ nên thực hiện vuốt ve, không sử dụng lực mạnh để xoa bụng để tránh bé dịch chuyển ngược đầu.

Đặc biệt nên nhớ ở giai đoạn cuối thai kì là tháng thứ 8-9 thì mẹ tuyệt đối không áp dụng cách massage bụng bầu để tránh nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Những vị trí massage khác có lợi cho bà bầu

Ngoài bụng ra, một số những vị trí khác trên cơ thể bà bầu cũng cần massage đúng cách để tránh các trường hợp mẹ bầu bị phù nề, sưng, mỏi và nhức người.

Massage đầu cho bà bầu

Massage đầu khiến cơ thể bà bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và có cảm giác thư giãn nhất, tạo cảm giác dễ chịu lan toả.

Khi massage đầu, bà bầu nằm ở tư thế nằm ngửa, sao cho đầu thoải mái nhất có thể. Dùng tay vuốt nhẹ những lọn tóc và ấn nhẹ nhàng những vùng xung quanh tạo cảm giác thoải mái nhất. 

Massage chân

Chân là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, đặc biệt gan bàn chân được coi là trái tim thứ 2 của con người vì nơi đây chứa rất nhiều huyệt đạo. Việc massage chân sẽ giúp máu lưu thông suốt trong cơ thể, mang lại hiệu quả lớn cho bà bầu. Nó cũng giảm hiện tượng co cơ và chuột rút nhất là đến những tháng cuối. Các bà bầu thường bị phù chân và tình trạng chuột rút thì càng thêm nặng nề và nghiêm trọng.

Cách massage chân rất đơn giản: bạn chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng gan bàn chân đã giúp lưu thông máu và làm giảm được áp lực của đôi chân trong việc chống đỡ sức nặng của cơ thể trong cả ngày dài. Việc massage chân sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, hiệu quả và nhanh chóng.

Massage lưng

Cách massage lưng cho bà bầu an toàn nhất
Cách massage lưng cho bà bầu an toàn nhất

Đây là cách massage lưng cho bà bầu một cách an toàn và thư giãn:

  1. Massage nhẹ nhàng: Bắt đầu từ vùng vai và cổ, sử dụng lòng bàn tay và ngón tay để áp lực nhẹ và di chuyển từ trên xuống dưới. Tránh áp lực mạnh và đảm bảo chỉ massage nhẹ nhàng và êm ái.
  2. Các động tác xoa bóp: Sử dụng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay, thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng và vòng tròn trên các cơ và cấu trúc lưng. Đừng quên massage cả hai bên lưng.
  3. Massage vùng hông: Đặt lòng bàn tay lên vùng hông và áp dụng áp lực nhẹ nhàng, di chuyển theo hình chữ V. Massage vùng hông có thể giúp giảm căng thẳng và đau lưng.
  4. Tránh vùng bụng: Tránh massage vùng bụng, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Điều này sẽ tránh kích thích tử cung và thai nhi.

Nhớ rằng mỗi bà bầu có các nhu cầu và giới hạn riêng, vì vậy hãy luôn tìm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc thai kỳ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp massage nào.

Massage vai

Vai cũng là vị trí massage mà bạn không thể tự nhờ người làm được mà cần phải nhờ sự giúp đỡ. Bạn massage từ xương vai xuống cơ vai rồi đến xương cánh tay rồi lặp lại. Động tác này giúp thả lỏng phần vai vì phần vai cũng là phần chịu áp lực lớn của bà bầu đặc biệt là trong giấc ngủ vì bà bầu thường phải nằm nghiêng.

Massage mặt cho mẹ bầu

Bạn có thể thực hiện massage mặt bằng cách đặt hai bàn tay lên giữa trán rồi từ từ vuốt hai bàn tay về hai bên phía thái dương, và lặp đi lặp lại thao tác này một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển.

Động tác này sẽ giúp mẹ bầu giảm được cảm giác mệt mỏi, đau nhức đầu làm thư thái đầu óc, làm giảm đau đầu, chóng mặt. Có thể massage bằng mặt có mẹ bầu với cách vỗ nhẹ trên mặt từ vị trí cằm lên trán rồi ngược lại. Động tác này thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả.

Những lưu ý khi massage cho bà bầu tại nhà

Khi massage cần lưu ý để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé
Khi massage cần lưu ý để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé

Khi thực hiện massage cho bà bầu, người thực hiện cần có những lưu ý sau để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé:

  • Những người có tiền sử sinh non, có nguy cơ sinh non, có rối loạn đông máu và một vài bệnh trạng khác theo khuyến cáo của bác sĩ thì không nên massage, đặc biệt là massage vùng bụng.
  • Không nên massage cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ, do thời điểm này thai nhi chưa ổn định, dễ gây ra tình trạng sảy thai.
  • Không nên massage trong khoảng thời gian quá dài hoặc quá nhiều lần trong ngày. Bạn chỉ nên massage nhiều nhất 4 lần/ngày, mỗi lần không quá 5 phút.
  • Khi massage phải thật nhẹ tay, chậm rãi, không nên sử dụng lực tay quá mạnh.
  • Massage theo chiều từ dưới lên trên.
  • Tuyệt đối không nên massage nếu cơ thể đang có những biểu hiện bất thường như buồn nôn, choáng hay bất kỳ biểu hiện không thoải mái nào của cơ thể.
  • Nên kết hợp massage bụng với massage các bộ phận khác trên cơ thể bà bầu như vai, lòng bàn chân, eo, lưng, những nơi hay bị ảnh hưởng của quá trình co cơ tạo cảm giác khó chịu cho mẹ và bé.

Trên đây là những phương pháp massage cho bà bầu tốt cho cả mẹ và bé cùng những lưu ý khi áp dụng các phương pháp này. Hy vọng những thông tin từ Mayo Clinic sẽ giúp ích được nhiều người, và các mẹ bầu cũng như người thân có thể áp dụng tốt nhất để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Nếu có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ trự tiếp với viện thẩm mỹ Mayo clinic để tránh Mayo Clinic lừa đảo, giả mạo hoặc bạn có thể tới Mayo Clinic để được chuyên ra tư vấn thêm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *