Phun môi được rất nhiều các chị em lựa chọn làm đẹp hiện nay. Phương pháp này giúp khử thâm, làm hồng môi. Tuy nhiên, không phải ca phun môi nào cũng đem lại sự hoàn hảo và đẹp cho các chị em. Đặc biệt, nếu lựa chọn địa chỉ phun xăm không uy tín và không biết chăm sóc đúng cách thì môi sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng là gì? Hãy cùng Mayo Clinic tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
- 1 Những dấu hiệu của việc phun môi bị nhiễm trùng
- 2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phun môi bị nhiễm trùng
- 3 Cách khắc phục khi có dấu hiệu của việc phun môi bị nhiễm trùng
- 4 Chăm sóc môi bị nhiễm trùng sau khi phun xăm như thế nào?
- 5 Nên làm gì để tránh tình trạng nhiễm trùng sau khi phun môi?
- 6 Những lưu ý khi chăm sóc phun môi bị nhiễm trùng
- 7 Đến đâu để sửa môi khi bị nhiễm trùng
Những dấu hiệu của việc phun môi bị nhiễm trùng
Hiện tượng phun môi bị nhiễm trùng thường sẽ biểu hiện rất rõ sau khi thực hiện phun xăm môi. Trong khoảng 3-5 ngày đầu tiên, nếu môi bạn xuất hiện một trong những dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng sau đây:
Vùng môi xuất hiện mụn nước
Một trong những triệu chứng thường gặp nhất sau khi phun môi đó chính là vùng môi bị nổi mụn nước. Đây là hiện tượng những nốt li ti màu trắng trong nổi lên ở một vài điểm hay tập trung một điểm trên môi. Đặc biệt, mụn nước có khả năng lây lan lên những vị trí khác nếu không can thiệp và kịp thời điều trị.
Đặc biệt, mụn nước thường xuất hiện rất nhanh trong khoảng 1-3 ngày đầu tiên. Bạn có thể thực hiện bằng cách rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Sau đó thoa Acyclovir và uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn bác sĩ.
Môi bị mưng mủ, phồng rộp sau phun xăm
Ban đầu, bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau rát, sưng nhức khó chịu. Sau khoảng 2-3 ngày, vùng môi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tương tự những vết bỏng, nốt sưng mủ, sưng rộp trông khá đáng sợ. Đây chính là biểu hiện của dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng. Điều trị tình trạng này tương đối đơn giản nhưng cần phải can thiệp sớm để có thể được phục hồi nhanh chóng.
Môi lên không đều màu hoặc bị thâm trở lại
Sau khi phun môi, môi trở lên thâm xỉn hoặc không đều màu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó trường hợp hay bắt gặp nhất là do mực phun xăm kém chất lượng. Các loại mực có thành phần hoá học độc hại, có thể gây ra những tác động xấu đến lớp thượng bị, dẫn đến việc nhiễm trùng môi và phân bổ ngực không đồng đều.
Môi sưng tấy, nhiễm trùng
Tệ hơn nữa, môi của bạn sẽ nhiễm trùng nặng, xuất hiện các dấu hiệu xưng tấy, lở loét và tiết mủ nhầy màu trắng. Đây là biến chứng nặng, có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ. Do đó, ngay khi gặp dấu hiệu này bạn cần đến các bác sĩ có chuyên môn để được điều trị kịp thời.
Những hình ảnh phun xăm bị hỏng
Đã có rất nhiều ca phun môi bị hỏng, việc môi xuất hiện các dấu hiệu bị nhiễm trùng rất phổ biến khi chị em lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ không uy tín. Dưới đây là những hình ảnh về các chị em phun xăm môi bị hỏng
Xem thêm: Phun môi bao lâu thì được đánh răng? Vệ sinh răng như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phun môi bị nhiễm trùng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi bị nhiễm trùng. Một trong những nguyên nhân chính đó chính là do các cơ sở không chịu cập nhật công nghệ mới, chỉ sử dụng máy móc kỹ thuật lâu đời, cũ kỹ là những lý do gây nên tình trạng đáng tiếc này. Đặc biệt, có 5 nguyên nhân chính gây nên tình trạng phun môi bị nhiễm trùng:
Xem thêm thông tin khác về Phốt mayo clinic lừa đảo: Phốt Mayo Clinic lừa đảo? Sự thật hay tin đồn thất thiệt dựng lên?
Công nghệ phun xăm lạc hậu, cũ kỹ
Trong phun môi, thực chất là sử dụng máy có đầu kim nano tác động đến lớp thượng bì của môi, từ đó bơm trực tiếp mực xăm chồng lên các tế bào màu môi mong muốn. Việc sử dụng đầu kim thô to lỗi thời, máy móc tự chế, không rõ xuất xứ, đã vô tình làm môi bị nhiễm khuẩn, thâm môi nhanh chóng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi bị nhiễm trùng.
Tay nghề kỹ thuật viên chưa tốt
Không chỉ các thiết bị phun xăm, tay nghề kỹ thuật viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ hiệu quả của màu môi sau khi thực hiện. Những kỹ thuật viên tay nghề chưa cao, mới vào nghề,… Việc phun mực không đều tay, đường phun kém tinh xảo, không đảm bảo vệ sinh y tế khi thực hiện… chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi bị loang lổ, mụn nước, phồng rộp.
Mực phun hoá học kém chất lượng
Nhiều cơ sở thẩm mỹ thường quảng cáo rằng sử dụng loại mực phun xăm sinh học nhưng thực chất là sử dụng các loại mực hoá học vì mục đích lợi nhuận. Loại mực này không có mục đích rõ ràng, chứa nhiều loại thành phần hoá học không tốt cho làn môi.
Vào khoảng thời gian đầu, các loại mực hoá học này thường lên màu rất đẹp, nhưng sau đó sẽ bị thâm đen, xỉn màu nhanh chóng thậm chí còn hơn cả lúc chưa xăm.
Xem thêm: Phun môi có được ăn chuối không? Có ảnh hưởng gì không?
Không vệ sinh dụng cụ xăm môi
Một số cơ sở thẩm mỹ thường xem thường vấn đề an toàn vệ sinh y tế nên thường không đảm bảo vô khuẩn sau khi phun xăm. Từ thiết bị, đầu kim, bàn tay kỹ thuật viên thực hiện bị nhiễm khuẩn, không gian kém sạch sẽ là gốc rễ của nguyên nhân làm môi bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc
Việc chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc phun môi bị nhiễm trùng. Chăm sóc và vệ sinh môi rất quan trọng nhất là quy định kiêng cữ thực chất quan trọng hơn bạn nghĩ. Vì khi thực hiện phun môi thực chất là quá trình làm tổn thương vùng môi để đón nhận mực xăm chuẩn màu. Do dó khi phun môi mà không được vệ sinh kỹ lưỡng, đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập sản sinh gây nên nhiễm trùng không mong muốn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý, không kiêng khem theo hướng dẫn có khả năng gây nên tình trạng sẹo, kích ứng, nổi mụn nước… thiếu thẩm mỹ.
Cách khắc phục khi có dấu hiệu của việc phun môi bị nhiễm trùng
Đôi môi làm nên nét quyến rũ cho phái đẹp. Tuy nhiên, nếu các chị em chẳng may gặp các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng thì đừng lo lắng quá nhé. Chỉ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp các nàng nhanh chóng lấy lại được đôi môi đẹp.
Xem thêm: Phun môi bao lâu được đánh răng? Hướng dẫn vệ sinh miệng sau phun môi
Trường hợp môi sưng, nhiễm trùng nhẹ
Đối với trường hợp nhiễm trùng môi nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng nước muối sinh lí để rửa môi. Sau đó tiến hành lau khô môi và thoa kem mỡ chuyên dụng để làm giảm vết thâm môi nhanh chóng.
Sau khoảng 2-3 ngày sau khi thực hiện, nếu tình trạng này không có tiến triển gì thì bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hợp lý.
Trường hợp sau khi phun xăm môi bị nổi mụn nước
Tình trạng nổi mụn nước hoặc bị phồng rộp là dấu hiệu của tình trạng bắt đầu trầm trọng hơn. Lúc này, bạn nên gặp ngay bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trước khi đến bệnh viện, bạn có thể sơ cứu kịp thời, nhanh chóng bằng cách vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý. Sau đó thoa Acyclovir theo hướng dẫn của chuyên viên thẩm mỹ để làm dịu tạm thời.
Trường hợp môi thâm trở lại và không lên màu
Nếu xuất hiện tình trạng thâm môi hoặc màu môi trở lên loang lổ trong khoảng 1-2 tuần đầu thì bạn có thể xử lý như sau:
- Thoa kem kích màu môi + kem dưỡng môi của chuyên viên thẩm mỹ.
- Ăn nhiều rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin, các loại sữa.
- Bổ sung thêm nhiều nước.
Sau 2 tháng, nếu tình trạng này không khá hơn, các nàng nên đến những cơ sở thẩm mỹ chất lượng để khử thâm và dặm lại mực xăm nhé!
Xem thêm: Phun môi kiêng thịt gà bao lâu? Những lưu ý cần biết sau khi phun, xăm môi
Chăm sóc môi bị nhiễm trùng sau khi phun xăm như thế nào?
Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc môi sau phun xăm sẽ giúp quá trình phục hồi làn môi nhanh chóng sau khi phun môi. Để không xuất hiện các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng thì bạn cần chú ý những điều sau đây:
Lưu ý trong việc chăm sóc da
Tuân thủ những kinh nghiệm chăm sóc môi sau sẽ giúp các tế bào môi tái tạo nhanh và lên màu chuẩn đẹp:
- Không được đặt bàn tay, vật lạ, thức ăn lên môi.
- Để môi bong tự nhiên, không tróc vảy môi.
- Không nên sử dụng các loại son môi sau 1 tuần phun, có thể sử dụng vaseline hoặc các loại kem dưỡng môi không màu.
- Uống nhiều nước để môi không bị khô và đảm bảo quá trình trao đổi chất, lưu ý uống nước bằng ống hút.
- Vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua nước. Bạn không nên tắm bằng nước nóng, tránh bơi ở biển hay ao hồ ít nhất 1 tháng sau xăm.
Chế độ ăn uống, kiêng cữ hợp lý
Việc ăn uống, kiêng cữ hợp lý sẽ làm môi được lên đều màu hơn, tránh được tình trạng môi bị nhiễm trùng.
- Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá cay: Những thức ăn quá nóng hoặc cay có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự lên màu mực ở môi như: sữa chua, sữa tươi, cà rốt, cà chua, dứa (thơm), dưa hấu,…
- Tránh các thực phẩm chứa chất không mong muốn có thể kích thích mô tế bào gây nên sẹo lồi, mụn nước hoặc nhiễm trùng, mưng mủ như: thịt bò gà vịt, rau muống, nếp, chất kích thích,…
Những sản phẩm cần thoa sau khi phun xăm môi
Thuốc mỡ Chlorocina H, dưỡng môi sau xăm Power Repair CS Lab là 2 sản phẩm hàng đầu bác sĩ thẩm mỹ khuyên dùng sau khi thực hiện phun môi thẩm mỹ. Ngoài ra, các nàng cũng có thể cấp ẩm bổ sung cho môi bằng dầu dừa hay Vaseline.
Nên làm gì để tránh tình trạng nhiễm trùng sau khi phun môi?
Để tránh được tình trạng nhiễm trùng sau khi phun môi, bạn cần biết cách phòng tránh tình trạng này như sau:
- Tìm hiểu và lựa chọn những thẩm mỹ viện có giấy phép hoạt động, có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực thẩm mỹ.
- Khảo sát, kiểm tra trước quy trình phun xăm của trung tâm đó.
- Chăm sóc và ăn uống, kiêng cữ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.
- Khi đã phun môi, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về việc bảo vệ vùng môi.
- Lưu ý các dấu hiệu bất thường sau phun môi như sưng, đỏ, đau, sưng tấy, mủ, hoặc cảm giác nóng rát. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị.
Những lưu ý khi chăm sóc phun môi bị nhiễm trùng
Trong trường hợp không may bị nhiễm trùng sau xăm, các chị em nên lưu ý để chăm sóc môi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ:
- Vệ sinh môi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, uống nước bằng ống hút.
- Không dùng tay, vật lạ, thức ăn chạm trực tiếp vào môi, che chắn kỹ khi ra ngoài trời.
- Không make up và dùng son môi trong thời gian phục hồi.
- Thiết lập menu các món ăn tốt cho quá trình lên màu của môi, tạm “cách ly” với các thực phẩm dễ kích ứng như thịt gà, rau muống, xôi, rượu bia.
Đến đâu để sửa môi khi bị nhiễm trùng
Điều này tuỳ thuộc vào tình trạng của làn môi khi bị xăm hỏng:
- Nếu môi có biểu hiện bị kích ứng nhẹ, thâm sạm, loang lổ, có thể đến trung tâm thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và xóa xăm cũ, dặm mới.
- Nếu làn môi bị nhiễm trùng nặng, mưng mủ, phồng rộp… nàng nên sơ cứu theo hướng dẫn và đến ngay bệnh viện thẩm mỹ gần nhất để được điều trị kịp thời. Sau đó nghỉ dưỡng thêm một thời gian trước khi đến dặm lại mực chất lượng tại thẩm mỹ viện.
Mong rằng, với những thông tin hữu ích mà Mayo Clinic chia sẻ, bạn đã biết được các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng. Qua đó, bạn sẽ sớm có những biện pháp phòng và ngăn chặn kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.