Cắt mí mắt bị trợn: Các trường hợp thường gặp và Cách sử lý

Cắt mí mắt là phương pháp thẩm mỹ mắt đơn giản, được đại đa số người dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cắt mí mắt bị trợn sau khi can thiệp thẩm mỹ cho mắt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, còn làm suy giảm chức năng của mắt. Vậy nguyên nhân nào khiến cắt mí mắt bị trợn? Và phương pháp nào có thể khắc phục được tình trạng này? Cùng Viện thẩm mỹ Mayo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cắt mí mắt bị trợn nguyên nhân do đâu

Cắt mí mắt bị trợn nguyên nhân do đâu
Cắt mí mắt bị trợn nguyên nhân do đâu

Một trong số những nguyên nhân cắt mí mắt bị trợn chính là do trình độ chuyên môn hoặc kỹ thuật xử lý của bác sĩ không được tốt, dẫn đến tình trạng loại bỏ da thừa trên mí mắt nhiều hơn mức bình thường.

Ngoài ra còn do một số những nguyên nhân sau:

  • Do mí mắt bị cắt quá cao, gây nên tình trạng lệch mí trên, tạo cảm giác mắt trợn lên khá nhiều.
  • Do tay nghề bác sĩ thực hiện kém, lượng mỡ lấy ra quá nhiều so với quy định khiến mí mắt bị thiếu mỡ dẫn đến bị trợn sau thẩm mỹ.
  • Vết khâu nếp mí quá dày cũng sẽ khiến mắt bị trợn, không thể nhắm hoặc mở như bình thường.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắt lồi, hốc mắt quá sâu, không đủ mỡ và da để cắt mí nhưng vẫn tiến hành phẫu thuật.
  • Quá trình thực hiện cắt mí mắt không đảm bảo vệ sinh, khiến vết thương bị nhiễm trùng, để lại sẹo khiến mắt sưng tấy, mất thẩm mỹ.

Xem thêm: Giải đáp: Cắt mí bao lâu được nối mi và trang điểm lại bình thường

Cách khắc phục mắt bị trợn sau khi cắt mí tại nhà

Với những trường hợp cắt mí mắt bị trợn, tức là thẩm mỹ bị hỏng thì sẽ phải mất khoảng 1 – 3 tháng mới đủ điều kiện tiếp tục chỉnh sửa mí mắt. Tùy theo mức độ trợn của mắt mà sẽ có những phương pháp phù hợp. Bao gồm 2 giải pháp chính sau:

Đối với trường hợp mí bị trợn nhẹ

Đối với trường hợp mí bị trợn nhẹ
Đối với trường hợp mí bị trợn nhẹ

Đối với những trường hợp nhẹ, có thể áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng cắt mí mắt bị trợn. Ví dụ như: Massage quanh mắt, tập thể dục cho mắt,… Tuy nhiên nếu thực hiện những cách này, bạn phải thật sự kiên nhẫn và cố gắng kiên trì thực hiện thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Cắt mí giữ được bao lâu? Có vĩnh viễn không? Hướng dẫn bảo vệ nếp cắt mí

Trường hợp mắt bị trợn nhiều

Nếu không may bạn rơi vào trường hợp cắt mí mắt bị trợn quá nhiều, hãy đến ngay những cơ sở thẩm mỹ uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị dựa trên tình trạng của mỗi người.

  • Nếu nguyên nhân là do cắt bỏ da “quá mức” ở lần phẫu thuật đầu, khiến mí mắt bị co kéo thì bạn có thể sử dụng phương pháp ghép mỡ để khắc phục tình trạng trên.
  • Nếu trường hợp mắt quá sâu bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp di chuyển túi mỡ vùng hốc mắt.
  • Nếu do cơ nâng mi bị quá cao thì có thể phẫu thuật hạ thấp và cố định mi lại vị trí phù hợp.
  • Nếu trường hợp mí mắt quá dị dạng, các bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc như: ghép da, tiêm mỡ,…

Xem thêm: Bật mí 8 cách giảm sưng sau khi cắt mí tại nhà hiệu quả, an toàn

Cắt mí xong mắt bị trợn phải làm sao 

Tuỳ vào mỗi trường hợp cắt mí sẽ có cách xử lý riêng biệt. Hãy cùng Viện Thẩm Mỹ Mayo Clinic tìm hiểu nhé những trường hợp khiến cắt mí mắt bị trợn nhé!

Với trường hợp phẫu thuật mắt hai mí khiến mắt bị trợn

Với trường hợp phẫu thuật mắt hai mí khiến mắt bị trợn
Với trường hợp phẫu thuật mắt hai mí khiến mắt bị trợn

Trong quá trình thực hiện cắt mí mắt lần đầu tiên, bác sĩ đã loại bỏ quá nhiều mô da và mô mỡ thừa, gây nên tình trạng biến dạng mí mắt, co rút mí mắt,… Hay trong quá trình cố định nếp mí lại ở vị trí quá cao, hoặc quá sâu, khiến mí bị lật và gây nên tình trạng mắt trợn ngược lên.

Cách xử lý: Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu tình trạng mí mắt trợn nhẹ có thể áp dụng các biện pháp như: massage mí mắt, luyện tập mở nhắm mắt hoặc nhỏ thuốc bôi trơn, dưỡng ẩm cho mí mắt. Ngược lại nếu mắt bị trợn nặng thì có thể tiêm mỡ tự thân hoặc phẫu thuật dịch chuyển túi mỡ hốc mắt.

Xem thêm: Cắt mí bao lâu có thể trang điểm lại bình thường? Cần lưu ý gì

Với trường hợp mắt bị trợn khi chỉnh sửa sụp mí

Trong trường hợp này, do bác sĩ thực hiện kéo cơ nâng mi cao quá mức hoặc lượng da bị cắt bỏ quá nhiều, khiến cho mí mắt bị kéo cao lên làm mắt bị trợn, không thể nhắm kín mắt được.

Cách xử lý: Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ chỉ khâu cố định từ lần thực hiện trước. Nếu sau khi gỡ bỏ mà viền mí vẫn còn cao, hoặc kỹ thuật chỉnh sửa sụp mí trước đó không cho phép cắt bỏ chỉ khâu cố định thì có thể khắc phục bằng phương pháp kéo giãn vùng phẫu thuật (vùng mí mắt trên).

Với trường hợp mắt bị trợn do phẫu thuật nâng cung chân mày

Chân mày bị xệ, sụp xuống là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sụp mí. Thông thường, chỉ cần phẫu thuật nâng cung chân mày lên là có thể cải thiện được vẻ ngoài đôi mắt.

Thế nhưng trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể thao tác quá tay, nâng cung chân mày lên một vị trí quá cao. Nhất là phần đầu và giữa chân mày cao quá mức, nhưng phần đuôi lại quá thấp. Cũng là nguyên nhân khiến cho mí mắt bị trợn lên.

Cách xử lý: Trong trường hợp này, muốn khắc phục tình trạng mí mắt trợn thì cần xử lý tình trạng chân mày quá cao trước. Tùy từng tình trạng của mỗi người và độ cao của chân mày mà các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để thực hiện. Ví dụ như: tiêm botox giúp làm giãn cơ, hạ thấp cung lông mày xuống; hoặc thực hiện phương pháp căng da trán ngược; hoặc những trường hợp nặng hơn các bác sĩ cũng cần sử dụng thiết bị đặc biệt để hạ thấp chân mày và mí mắt.

Trên đây Mayo Clinic đã cũng cấp những nguyên nhân và cách khắc phục theo từng trường hợp cắt mí mắt bị trợn. Để phòng ngừa và tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng để thực hiện ngay từ lúc ban đầu. Nếu có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ trự tiếp với viện thẩm mỹ Mayo clinic để tránh Mayo Clinic lừa đảo, giả mạo hoặc bạn có thể tới Mayo Clinic để được chuyên ra tư vấn thêm.

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *