Để có một bờ môi căng mọng, hồng hào thì việc dưỡng da môi là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, lại có rất nhiều chị em bỏ qua bước này vì nghĩ không cần thiết. Môi rất dễ bị xỉn màu, bong tróc, nếu môi không ở trạng thái tốt nhất, hiệu quả lên đều màu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tẩy da chết môi cũng là một trong những giải pháp giúp dưỡng da môi hiệu quả. Hãy cùng viện thẩm mỹ Mayo Clinic tìm hiểu những cách tẩy tế bào chết môi tại nhà hiệu quả nhé!
Mục lục bài viết
- 1 Vì sao nên tẩy tế bào chết môi?
- 2 Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà
- 2.1 Cách tẩy tế bào da chết cho môi bằng đường đen + dầu dừa + mật ong
- 2.2 Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng vaseline + đường + muối
- 2.3 Tẩy tế bào chết cho môi bằng mật ong + yến mạch
- 2.4 Cách tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng + baking soda
- 2.5 Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa + dâu tây
- 2.6 Tẩy tế bào chết bằng đường và dầu oliu
- 2.7 Tẩy tế bào chết cho môi bằng cà phê và mật ong
- 2.8 Tẩy tế bào da chết bằng cánh hoa hồng + sữa
- 2.9 Tẩy tế bào chết môi bằng bột baking soda + mật ong
- 2.10 Loại bỏ tế bào da chết ở môi bằng nước cốt chanh và dầu thầu dầu
- 3 Một số lưu ý khi tẩy tế bào chết môi tại nhà
- 4 Chăm sóc môi sau khi tẩy tế bào chết
- 5 Nên tẩy tế bào chết ở môi mấy tuần một lần?
Vì sao nên tẩy tế bào chết môi?
Không chỉ da mặt, các tế bào môi cũng rất dễ bị thoái hoá do các ảnh hưởng từ môi trường, các sản phẩm trang điểm. Trong khoảng 30-40 ngày, lớp da cũ sẽ tự động bong ra để nhường chỗ cho tế bào mới tái tạo. Để làn da môi không bị bong tróc, khô nẻ thì bạn cần tẩy tế bào chết môi thường xuyên. Điều này cũng vô cùng quan trọng giống như việc chăm sóc da.
- Hỗ trợ làm sạch tế bào da cũ một cách nhẹ nhàng, giúp đôi môi mịn màng, tươi tắn hơn, tránh được tình trạng thâm xỉn màu.
- Giữ được độ ẩm cho môi, hạn chế được tình trạng khô môi, nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa đông.
- Giúp cho màu son lên chuẩn, bám lâu, mướt mịn trên môi.
- Tạo môi trường tốt cho môi để hấp thụ các dưỡng chất của son dưỡng và các loại mặt nạ chuyên dụng.
Tin liên quan: Phun môi bao lâu thì được đánh răng? Vệ sinh răng như thế nào?
Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà
Để tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết môi tại nhà hiệu quả và an toàn. Bạn có thể làm mặt nạ tẩy tế bào chết môi bằng các biện pháp thiên nhiên như:
Cách tẩy tế bào da chết cho môi bằng đường đen + dầu dừa + mật ong
Đường đen là loại nguyên liệu làm đẹp quen thuộc, hạt đường nhuyễn mịn khi tẩy da chết sẽ nhẹ nhàng lấy đi những phần da bị bong tróc. Khi kết hợp với dầu dừa và mật ong sẽ tạo được cảm giác dịu nhẹ, không gây đau rát, cấp ẩm giúp môi trở lên mềm mịn.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn đều dầu dừa và mật ong tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Cho thêm đường đen tạo thành hỗn hợp hơi sệt.
- Thoa đều lên môi, massage khoảng từ 3-5 phút.
- Rửa sạch lại bằng nước ấm rồi lấy khăn bông mịn lau khô.
Xem thêm: Tẩy tế bào chết môi bằng mật ong
Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng vaseline + đường + muối
Vaseline được coi là dưỡng ẩm quốc dân được các chị em yêu thích nhờ việc cấp ẩm tức thời giúp môi trở lên mịn màng. Bạn có thể tận dụng vaseline để làm dịu cảm giác khô nẻ đau đớn trên môi. Công thức tẩy tế bào chết môi này bạn có thể áp dụng rất hiệu quả vào mùa lạnh.
Công thức thực hiện như sau:
- Trộn đều đường và muối
- Cho vaseline vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp hơi đục.
- Thoa đều hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng.
- Làm sạch nhẹ nhàng bằng bông gòn và nước ấm.
Có thể bạn quan tâm: Top 3 cách tẩy tế bào chết môi bằng vaseline hiệu quả tại nhà
Tẩy tế bào chết cho môi bằng mật ong + yến mạch
Trong việc chăm sóc da và chăm sóc môi, mật ong chính là nguyên liệu chăm sóc da hàng đầu. Mật ong có tính kháng viêm vô cùng tốt, hỗ trợ và phục hồi các vết thương hở do nứt nẻ trên môi. Yến mạch cũng là một trong những nguyên liệu giúp tẩy tế bào trên da vô cùng hiệu quả. Công thức này phù hợp để làm sạch cặn son định kỳ, giúp màu son lên chuẩn hơn.
Công thức thực hiện như sau:
- Trộn đều bột yến mạch với mật ong
- Thoa đều hỗn hợp lên môi, massage, thư giãn trong khoảng vài phút.
- Dùng bông sạch thấm nước lau khô.
Xem thêm: Nên tẩy trang trước hay rửa mặt trước? Lời khuyên từ chuyên gia
Cách tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng + baking soda
Hỗn hợp này giúp đánh bay các vết thâm cứng đầu xung quanh viền môi, trả lại đôi môi hồng hào. Nguyên liệu này có tác dụng tẩy trắng tức thì, nên không phù hợp với các đôi môi đang bị tổn thương nặng hay có vết thương hở vì sẽ gây đau rát. Bạn nhớ chỉ sử dụng khi môi ở trạng thái cân bằng và dùng cho mục đích khử thâm môi.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn kem đánh răng và baking soda
- Dùng bàn chải đánh răng thoa hỗn hợp lên môi, massage kỹ khu vực bị thâm từ 2-4 phút.
- Làm sạch môi bằng nước lạnh rồi lau khô.
Khám phá ngay: Tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng
Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa + dâu tây
Dầu dừa có công dụng giúp cấp ẩm, tái tạo tế bào nhanh chóng. Trong dâu tây chứa hàm lượng các chất chống oxy hoá cao. Đặc biệt, trong hạt dâu tây có tác dụng như một loại scrub tự nhiên, hỗ trợ rất tốt trong việc tẩy các lớp da sần sùi, hỗ trợ làm đều màu da.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch và nghiền nát 2 quả dâu tây
- Trộn dầu dừa và hỗn hợp dâu
- Massage nhẹ nhàng hỗn hợp lên môi trong khoảng 3-5 phút.
- Rửa sạch môi bằng nước lạnh.
Tẩy tế bào chết bằng đường và dầu oliu
Đường giúp lấy đi các lớp tế bào chết trên môi một cách nhẹ nhàng, không gây đau rát. Kết hợp với dầu oliu giúp dưỡng ẩm và cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng để đôi môi luôn mềm mọng.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn đều đường với dầu oliu
- Thoa đều hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng trong vòng 30 giây.
- Rửa lại với nước ấm và thoa thêm một chút dầu oliu để dưỡng môi.
Góc tìm hiểu: Cách tẩy tế bào chết môi bằng đường hiệu quả tại nhà sau 5P’
Tẩy tế bào chết cho môi bằng cà phê và mật ong
Bã cà phê chính là nguyên liệu giúp tẩy tế bào chết vật lý quen thuộc, có chứa chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Kết hợp với khả năng nuôi dưỡng của mật ong, công thức này sẽ giúp bạn có đôi môi mềm mại, tươi tắn.
Cách thực hiện:
- Trộn bã cà phê và mật ong lại với nhau.
- Cho thêm một chút dầu dưỡng như dầu oliu, dầu dừa vào trộn đều.
- Massage hỗn hợp lên môi trong khoảng 3-5 phút.
Tẩy tế bào da chết bằng cánh hoa hồng + sữa
Cánh hoa hồng là nguyên liệu đặc biệt giúp dưỡng ẩm và làm hồng môi một cách hiệu quả. Trong khi đó sữa tươi có chứa acid lactic giúp tẩy tế bào chết môi nhẹ nhàng, đồng thời còn có khả năng khoá ẩm. Hỗn hợp cánh hoa hồng và sữa tươi sẽ là biện pháp làm sạch da chết an toàn, dịu nhẹ.
Cách thực hiện:
- Cánh hoa hồng xay mịn, trộn đều với sữa tươi.
- Thoa đều hỗn hợp lên môi, massage trong khoảng 30 giây.
- Rửa sạch lại nhẹ nhàng với nước.
Tẩy tế bào chết môi bằng bột baking soda + mật ong
Baking soda là nguyên liệu vô cùng hiệu quả trong việc sát khuẩn và loại bỏ tế bào chết. Kết hợp với mật ong sẽ giúp dưỡng ẩm, làm đều màu môi. Sử dụng đều đặn hỗn hợp này giúp môi giảm tình trạng nứt nẻ và bong tróc.
Cách thực hiện như sau:
- Vệ sinh môi sạch và lau khô.
- Trộn bột baking soda với mật ong
- Thoa đều hỗn hợp lên môi trong khoảng 3-5 phút. Dùng bàn chải lông mềm massage môi theo chuyển động tròn.
- Rửa sạch lại với nước ấm
Loại bỏ tế bào da chết ở môi bằng nước cốt chanh và dầu thầu dầu
Đây là kiến thức làm đẹp khá mới mẻ đối với mọi người. Dầu thầu dầu và nước cốt chanh đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm vô cùng tốt. Sử dụng hỗn hợp này trên môi giúp lớp da chết được dọn dẹp sạch sẽ nhưng không bị mất đi độ ẩm tự nhiên.
Cách thực hiện như sau:
- Vệ sinh sạch môi bằng nước.
- Trộn 2 nguyên liệu trên và thoa hỗn hợp này lên môi trong khoảng 1 tiếng.
- Massage nhẹ nhàng hỗn hợp này lên môi bằng khăn mềm theo chuyển động tròn.
- Rửa sạch môi bằng nước ấm, thoa kem dưỡng môi để môi được mịn màng hơn.
Một số lưu ý khi tẩy tế bào chết môi tại nhà
Tẩy tế bào da chết môi là điều vô cùng cần thiết, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình tẩy tế bào chết môi cần có một số những lưu ý như sau:
- Thao tác nhẹ nhàng, tránh massage quá mạnh dẫn đến trầy xước môi. Nếu dùng bàn chải thì nên dùng loại.
- Chỉ nên tẩy tế bào da chết 2-3 lần/tuần. Không nên lạm dụng sẽ dẫn đến việc môi bị tổn thương.
- Nên ưu tiên tẩy da chết cho môi vào ban đêm để hạn chế tối đa các tác động xấu từ môi trường như nắng, khói bụi,… Lúc này lớp da môi còn khá nhạy cảm.
- Sử dụng son dưỡng sau khi tẩy da chết giúp môi nhanh chóng phục hồi và tươi tắn hơn.
- Bỏ thói quen liếm môi, sử dụng son dưỡng thường xuyên giúp đôi môi được cấp ẩm và căng mọng.
Mách bạn: Tẩy tế bào chết môi của Nhật
Chăm sóc môi sau khi tẩy tế bào chết
Việc tẩy da chết môi giúp lấy đi lớp da cũ, phần còn lại là lớp da non khá nhạy cảm. Do đó, bạn cần chăm sóc môi sau khi tẩy da chết.
Dùng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng
Thông thường sau khi tẩy da chết môi xong, môi rất dễ bị căng. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng một lớp son dưỡng giàu vitamin E hoặc các loại kem dưỡng ẩm chứa dầu oliu sẽ giúp da dịu đi, mềm mại, ngăn ngừa được tình trạng bong tróc, sần sùi da môi tái diễn. Đặc biệt bạn nên lựa chọn loại son dưỡng môi không màu, không mùi để nâng cao hiệu quả phục hồi.
Gợi ý dành cho bạn: [Review] Tẩy tế bào chết môi Cocoon có hiệu quả không?
Chú ý chống nắng cho môi
Một thỏi son dưỡng môi tốt cần có chỉ số SPF nếu bạn muốn bảo vệ đôi môi không bị thâm đen sau khi tẩy da chết. Nếu bạn không có sản phẩm chuyên dụng bạn có thể sử dụng khẩu trang để tránh nắng cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp đôi môi được phục hồi một cách tốt hơn.
Nên tẩy tế bào chết ở môi mấy tuần một lần?
Theo các chuyên gia da liễu, tuỳ vào thời tiết để thực hiện số lần tẩy da chết. Đối với nhiệt độ thông thường bạn chỉ nên tẩy da chết 1 lần/tuần là đủ. Còn đối với mùa đông lạnh, môi dễ bị khô và nứt nẻ, bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện tẩy da chết môi từ 3-5 phút. Không nên thực hiện tẩy da chết môi quá nhiều lần trong tuần sẽ dẫn đến việc da môi bị mỏng, nhạy cảm. Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết ở môi hàng tuần như thói quen để có đôi môi hồng hào, căng mượt.
Xem ngay: Kem tẩy tế bào chết môi Lip Scrub có tốt không? Giá bao nhiêu?
Trên đây là những cách tẩy tế bào chết môi tại nhà vô cùng hiệu quả tại nhà mà viện thẩm mỹ Mayo Clinic chia sẻ để bạn có thể tham khảo và áp dụng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu khác để chăm sóc da môi như bơ, sữa chua, tinh bột nghệ,… Những nguyên liệu này sẽ giúp đôi môi của bạn không chỉ loại bỏ những tế bào da chết mà còn tăng cường độ ẩm cho môi thêm mịn mướt. Nếu có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ trự tiếp với viện thẩm mỹ Mayo clinic để tránh Mayo Clinic lừa đảo, giả mạo hoặc bạn có thể tới Mayo Clinic để được chuyên ra tư vấn thêm.